Tổ chức xã hội Văn_hóa_Việt_Nam

Từ ngàn năm nay, hai đơn vị xã hội quan trọng nhất trong văn hóa là Làng (thôn) và Nước (quốc gia). Tục ngữ Việt Nam có câu "Làng đi đôi với nước". Các đơn vị tổ chức trung gian là HuyệnTỉnh.

Quan hệ họ hàng đóng một vai trò rất lớn ở Việt Nam. Không giống như sự nhấn mạnh cá nhân của văn hóa phương Tây, văn hóa Phương Đông đánh giá cao vai trò của gia đình và tinh chất gia tộc. Trong văn hóa phương Đông (đặc biệt là vùng Văn hóa chữ Hán), văn hóa Trung Quốc coi trọng giá trị gia đình hơn gia tộc, trong khi ở văn hóa Việt Nam đặt gia tộc cao hơn gia đình. Gia tộc luôn có một tộc trưởng, bàn thờ gia tộc (nhà thờ họ), và đám tang người Việt luôn có sự tham gia của cả gia tộc.

Trước đây hầu hết các cư dân ở một địa phương có quan hệ huyết thống. Điều đó thực tế vẫn còn thấy trong tên làng như Đặng Xá (nơi có người họ Đặng là chủ yếu), Châu Xá, Lê Xá... Ở vùng Tây Nguyên truyền thống nhiều gia đình trong một gia tộc cư trú trong một nhà dài vẫn còn phổ biến. Ở nông thôn Việt Nam ngày nay, ta vẫn có thể thấy ba hay bốn thế hệ sống dưới một mái nhà.

Bởi vì mối quan hệ họ hàng có vai trò quan trọng trong xã hội, nên tồn tại một hệ thống phân cấp phức tạp các mối quan hệ. Trong xã hội Việt Nam, có chín thế hệ khác nhau. Người trẻ tuổi có thể có một vị trí cao hơn trong hệ thống phân cấp của gia đình hơn và vẫn phải được tôn trọng như một người lớn tuổi. Ví dụ, nếu cha mẹ, của một đứa trẻ lớn tuổi, có một người anh/chị lớn tuổi có con trẻ hơn so với con mình, thì con họ sẽ ở vị trí thấp hơn trong gia đình. Nói cách khác, bạn phải đối xử với người anh em họ của bạn trẻ tuổi như một người lớn tuổi, nếu cha của bạn là em trai của bố người anh em họ đó.

Hệ thống phức tạp của các mối quan hệ, là kết quả của cả Nho giáo và các chuẩn mực xã hội được chuyển tải thông qua việc sử dụng rộng rãi của các đại từ khác nhau trong tiếng Việt, trong đó có một mảng rộng lớn của sự kính trọng để biểu thị trạng thái của người nói liên quan đến những người mà họ đang nói chuyện đến. Xưng hô trong tiếng Việt đã trở thành đặc trưng của văn hóa Việt Nam.[2]